Skip to content

2 Tháng Bảy, 2011

Dễ mắc trĩ như nhân viên văn phòng

Anh Hoàng Đình H, nhân viên văn phòng một công ty ở Quận Tân Bình, TPHCM, khổ sở vì búi trĩ lòi ra ngoài. Mặc dù búi trĩ đã được làm teo bằng phương pháp tiêm nhưng anh H. không dám chắc bệnh có còn tái phát không.

Bệnh nghề nghiệp

GS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội hậu môn, trực tràng Việt Nam đồng thời là Giám đốc trung tâm Hậu môn học, bệnh viện Đa khoa Tràng An (Hà Nội), cho biết, số bệnh nhân như anh H hiện khá phổ biến. Đa số đến chữa bệnh đều trong tình trạng khá muộn, khi biện pháp can thiệp đã phải ở mức tiêm hoặc phẫu thuật. Theo thống kê năm 2010, riêng tại BV Tràng An, trong 3.000 ca mổ hậu môn thì có đến 80% là mổ trĩ. Trung bình 50% dân số bị trĩ.

Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do họ ngồi quá lâu và kéo dài. Như trường hợp của anh H. là một điển hình. Do đặc điểm công việc của anh phải ngồi nhiều, đòi hỏi sự cẩn thận, cùng với đó là anh chỉ thích ăn cơm thịt, thức ăn có vị thật cay, không thích ăn rau quả nên tình trạng đi ngoài ra máu nhiều lần xảy ra liên tục.

Biểu hiện dễ nhận biết

Chảy máu là biểu hiện dễ nhận thấy nhất và cũng là triệu chứng khiến bệnh nhân phải đi khám. Có khi máu chảy rất nhiều, buộc bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng ướt và ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn.

Phòng ngừa không khó

Theo GS Nguyễn Mạnh Nhâm, những người làm việc phải ngồi nhiều cần kiên quyết thu xếp đứng lên 5-10 phút sau khoảng 1 tiếng ngồi, xoa hậu môn với những trường hợp có nguy cơ. Nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen hằng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định, tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga) hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội.

Về ăn uống, nên ăn đủ chất xơ như trái cây, rau củ, uống nhiều nước. Nên giảm dùng gia vị cay, thức uống có cồn, cà phê, các thức ăn gây táo bón.

Phương pháp điều trị phù hợp

Việc lựa chọn các biện pháp chữa trĩ dựa vào từng mức độ bệnh của người bệnh. Tuy nhiên, đối với trĩ độ 1-2 và giai đoạn đầu của độ 3 có thể áp dụng phương pháp tiêm trĩ như trường hợp của anh H. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, bệnh nhân có thể về nhà ngay. Nhưng mặt trái của nó là bệnh hay bị tái phát.

Một giải pháp khác là dùng thuốc đông y như Hoàng kỳ, Cam thảo, Đẳng sâm, Đương quy, Thăng ma, Trần bì, Sài hồ, Bạch truật, Vừng đen, Hoa hòe, Cỏ mực… để giảm đau, cầm máu, co búi trĩ trong cả giai đoạn cấp và mãn tính hay giúp mau lành vết khâu, nhuận tràng, chống táo bón, bổ tì vị ở những trường hợp sau tiêm hoặc sau phẫu thuật để ngăn biến chứng. Các loại thảo dược này cũng là phần trong bài thuốc cổ phương Bổ trung ích khí dược GS Nguyễn Mạnh Nhâm cũng như các bác sĩ, chuyên gia đánh giá rất cao.

Và thật may mắn là bài thuốc đông y này đã được ứng dụng trong một sản phẩm điều trị bệnh trĩ từ y học cổ truyền rất tiện dùng là Thăng trĩ Nam Dược. Sản phẩm cũng vừa được giới thiệu trong hội thảo “Phương pháp mới trong điều trị bệnh trĩ” tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội ngày 14/4/2011 vừa qua.

Độc giả có thắc mắc về bệnh trĩ, có thể gọi đến số điện thoại 0439953901/0838625650 để được tư vấn cụ thể.

Khánh Chi

Source: Báo Dân Trí

Share your thoughts, post a comment.

(required)
(required)

Note: HTML is allowed. Your email address will never be published.

Subscribe to comments