Skip to content

Posts tagged ‘tài liệu’

27
Th9

10 bí quyết loại bỏ tình trạng thất nghiệp kéo dài

Thất nghiệp dài ngày khiến bạn thường xuyên có cảm giác bực bội, khó chịu. Bên cạnh những vấn đề về tài chính, nhiều người tìm việc còn nhận thấy thật khó để duy trì động lực và tiếp tục thúc đẩy quá trình tìm việc làm cho đến khi tình trạng thất nghiệp chấm dứt. Read moreRead more

25
Th8

9 “chiêu” làm chủ sự nghiệp

(Dân trí) – Làm chủ đồng nghĩa với việc kiểm soát tốt tốc độ phát triển, cân bằng hiệu quả giữa sự nghiệp và gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách hoàn thành tốt nhiệm vụ này. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn làm điều đó! Read moreRead more

7
Th7

10 công việc thích hợp cho người ưa hướng nội

Nếu những người có tính cách sôi nổi, ưa hướng ngoại phù hợp với nghề diễn viên, nha sĩ, chuyên gia nhân sự… thì người có tính cách hướng nội, trầm tính lại thích hợp để trở thành kỹ sư phần mềm, kế toán hay nhà thiết kế… Read moreRead more

2
Th10

Kinh nghiệm dịch tài liệu tiếng Anh chuyên ngành

Biên dịch tiếng Anh là một quá trình phức tạp mà nếu chỉ ngôn ngữ không chưa đủ, nó đòi hỏi khả năng nhất định về kiến thức xã hội và hiểu biết chuyên ngành bằng chính tiếng mẹ đẻ.

Dịch tài liệu Anh - Việt chuyên ngành

Dịch tài liệu Anh - Việt chuyên ngành (Ảnh tham khảo)

Viện Quản lý và Hợp tác Giáo dục MEC Việt Nam chia sẻ cùng bạn đọc kinh nghiệm dịch tốt các tài liệu tiếng Anh khoa học và chuyên ngành thông qua phương pháp phân tích văn bản, khắc phục các khó khăn thường gặp trong quá trình dịch.

Trước khi tiến hành dịch, người dịch nên đọc qua toàn bộ tài liệu để xác định thể loại và chuyên ngành, chẳng hạn, tài liệu mang thể loại báo cáo chuyên ngành lịch sử. Việc đọc trước tài liệu giúp chúng ta hiểu nội dung văn bản, nắm ý chính của toàn văn bản để chọn cách dịch phù hợp.

Dựa vào thể loại văn bản cùng các hiện tượng ngữ pháp, có thể xác định được văn phong của tài liệu là thông thường hay trang trọng. Mỗi tài liệu đều được viết cho những mục đích, đối tượng nhất định. Một tài liệu hay sẽ càng tăng giá trị hơn nếu bản dịch của nó phù hợp với văn phong cũng như lối tư duy của người đọc.

Chúng ta nên hiểu bản chất của tài liệu khoa học cần dịch, xác định tài liệu ấy được diễn ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, không gian ra sao, có nhân vật nào được nhắc đến trong văn bản không và mối quan hệ giữa các nhân vật đó là gì…

Cũng theo Viện Quản lý và Hợp tác Giáo dục MEC Việt Nam, trước khi dịch, nên tìm hiểu kiến thức liên quan tới tài liệu bằng tiếng Việt sau đó liên hệ với bài dịch. Để đảm bảo chính xác, người dịch cần thường xuyên bổ sung vốn thuật ngữ chuyên ngành. Thực tế, người dịch dù rất hiểu tài liệu song vẫn cảm giác khó diễn đạt sang ngôn ngữ đích bởi việc chọn lựa từ, vấn đề sắp xếp trật tự từ, sự tối nghĩa về cú pháp và đặc biệt là chuyển đổi thời (thì).

Tiêu chuẩn dịch tốt là phải dễ hiểu và chính xác. Tiếng Việt, động từ đa số không có tính chất xác định thời (thì). Tiếng Việt có cách thể hiện thời gian rất khác so với tiếng Anh khiến người dịch dễ gặp khó khăn khi chuyển các ý tương đương.

Tiếng Việt có các từ chỉ quá khứ, hiện tại và tương lai như: đã, đang và sẽ đặt trước động từ, nhưng khả năng ứng dụng của chúng trong quá trình dịch các tài liệu khoa học và chuyên ngành không nhiều.

Từ những kinh nghiệm trên, Viện đúc kết rằng dịch thuật là công việc đòi hỏi người dịch phải có tính kiên trì, cẩn thận và cầu thị. Đối với tài liệu khoa học và chuyên ngành, người dịch cần biết phân tích để nắm vững ý chính của văn bản nguồn kết hợp khả năng ứng dụng ngôn ngữ tạo nên văn bản đích phù hợp về nội dung và thuật ngữ.

Mặt khác, bản dịch phải được phản ánh trung thực từ đầu đến cuối thông tin ở tài liệu gốc. Bản dịch tốt là bản dịch chính xác, dễ hiểu và quen thuộc với lối tư duy của người đọc. Để làm được điều này, người dịch phải không ngừng tăng cường hiểu biết, trau dồi ngoại ngữ, cũng như củng cố vốn tiếng Việt./.

Lý Hà Thu

Theo vietnamplus.vn