Skip to content

13 Tháng bảy, 2011

Phải xử lý rốt ráo

TT – Bài viết “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép!”  đã thu hút hàng trăm phản hồi bạn đọc. Xử lý nghiêm, truy đến cùng sai phạm của thượng úy Huỳnh Minh Đức và những người liên quan là yêu cầu của bạn đọc.

Phải xử lý rốt ráo

“Quái xế” kiểm tra kỹ lưỡng “cục cưng” sau khi được giải cứu khỏi kho giam xe – Ảnh: H.K.

Không tạo cơ hội cho người biến chất

Tôi đề nghị phải xử lý rốt ráo khi tang chứng, vật chứng đầy đủ. Nếu không càng có đua xe, càng có bắt giam xe thì càng làm một số cán bộ công an biến chất có cơ hội làm ăn phi pháp trục lợi. Mong rằng ngành công an có xử lý thích đáng chứ đừng kiểm điểm, khiển trách đối với người công an không xứng đáng này.

LÊ THANH TRÚC (haphuong59@…)

Thoái hóa đạo đức

Phải có những bài viết với hình ảnh cụ thể, rõ ràng khuôn mặt lẫn hành vi như thế này thì mới mong giảm được tham ô, hối lộ trong bộ máy nhà nước nói chung và ngành công an nói riêng. Vấn đề đáng nói hơn là sự thoái hóa đạo đức nghề nghiệp của người cảnh sát giao thông này làm mất lòng tin của dân. Chúng tôi đang theo dõi rất kỹ vụ việc này, rất mong ngành công an xử lý đến nơi đến chốn.

T.TUẤN

Con sâu làm rầu nồi canh

Nếu “quái xế” vi phạm thì bị tịch thu xe, kiểm điểm trước tổ dân phố, phạt nặng… Còn cảnh sát giao thông tiếp tay cho “quái xế” vi phạm thì bị như thế nào? Phải phạt nặng hơn: đình chỉ công tác, kiểm điểm trước cơ quan và tổ dân phố địa phương, truy tố trước pháp luật về tội nhận hối lộ (nếu số tiền vượt khung quy định của luật pháp). Có mạnh tay như vậy mới bài trừ được nạn tham nhũng và dẹp bỏ được “con sâu làm rầu nồi canh”.

CÔNG TRÁNG (trangluong@…)

Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn luật sư TP.HCM):

Có dấu hiệu phạm tội hình sự

Qua thông tin vụ việc trên báo, tôi cho rằng việc thượng úy Huỳnh Minh Đức đã nhận tiền của đương sự để “giải cứu” xe vi phạm, mà số tiền lại rất lớn (tới 10 triệu đồng) nên không chỉ là vi phạm quy định của ngành công an mà đã có dấu hiệu của tội phạm hình sự.

Bởi theo quy định của Bộ luật hình sự về các tội liên quan chức vụ, việc người có thẩm quyền nhận tiền với trị giá từ 2 triệu đồng trở lên để làm hoặc không làm một việc gì đó có lợi cho bên đưa tiền là có thể bị xử lý hình sự.

Trong vụ việc này, cần làm rõ thượng úy Đức có phải là người có trách nhiệm, thẩm quyền trực tiếp trong việc giải quyết hồ sơ xe vi phạm, có khả năng quyết định việc trả xe hay đề xuất trả xe vi phạm hay không? Nếu thượng úy Đức là người có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc này thì việc nhận tiền trên đã cấu thành của tội nhận hối lộ.

Trường hợp thượng úy Đức không phải là người có trách nhiệm giải quyết vụ việc này mà thông qua một người nào khác có trách nhiệm, đưa tiền cho người có trách nhiệm này để lấy được xe ra thì hành vi đó phải bị xử lý về tội môi giới hối lộ (người cán bộ có thẩm quyền nhận tiền từ Đức là nhận hối lộ).

Giả sử thượng úy Đức không đưa tiền cho ai khác mà bằng cách nào đó (như đánh tráo hồ sơ mà Công an Q.Bình Thạnh đã cho biết) thì việc nhận tiền của thượng úy Đức đã có dấu hiệu cấu thành tội “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”.

CHI MAI ghi

Source: Báo Tuổi Trẻ

Read more from Tin tức

Share your thoughts, post a comment.

(required)
(required)

Note: HTML is allowed. Your email address will never be published.

Subscribe to comments