“Những cây cầu ở quận Madison” và câu chuyện chuyển thể kịch bản
(Dân trí)- Chuyển thể một cách sinh động câu chuyện của Những cây cầu của quận Madison lên phim, Clint Eastwood được nhắc đến như một ví dụ tiêu biểu về khả năng đọc thấu tác phẩm văn học để tạo nên một tác phẩm điện ảnh xuất sắc.
Cho đến một ngày khi nhiếp ảnh gia Robert Kincaid đi ngang qua và hỏi thăm Francesca về những cây cầu có mái che ở quận Madison. Quyết định dừng xe hỏi thăm đường đến cây cầu có mái che của Kincaid không ngờ đã trở thành bước ngoặt làm đổi thay cuộc sống của cả hai người. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, cả Robert Kincaid và Francesca đã bị cuốn vào nhau. Francesca- vợ của một nông dân, trong một lần chồng đưa 2 con đi hội chợ, chị đã bị một nhiếp ảnh gia cuốn vào những giấc mơ của anh, chị đã bị anh đánh thức dậy những cảm xúc, những giấc mơ thời thiếu nữ… Francesca nhớ ra mình là ai. Tình yêu trở thành phép màu giúp Francesca sống lại những cảm xúc tươi đẹp giữa quãng đời tưởng như đã bị bỏ quên.
Ngay khi ra mắt, Những cây cầu ở quận Madison đã lập nên những kỷ lục phát hành. Cuốn truyện lập kỷ lục phát hành trong cả lần tái bản tiếp theo. Không phải ngôn ngữ, không phải chất văn chương lãng mạn, mà chính câu chuyện tình đầy day dứt của hai nhân vật chính đã tạo nên sức hấp dẫn cho Những cây cầu ở quận Madison.
Khi Những cây cầu ở quận Madison được chuyển thể lên phim, những ai từng đọc, từng day dứt, buồn đau cùng tác phẩm đã chờ đợi và kỳ vọng vào sự thành công của điện ảnh. Và, Clint Eastwood đã làm được hơn thế. Bộ phim Những cây cầu ở quận Madison đã được giới phê bình đánh giá, bộ phim hay hơn cả tác phẩm văn học.
Chuyển thể kịch bản từ tác phẩm văn học lên phim, Clint Eastwood chú tâm khai thác tận cùng diễn biến tâm lý, diễn biến cảm xúc của hai nhân vật chính. Câu chuyện được kể theo cách tự nhiên nhất với những tình tiết nhỏ nhất. Anh chồng- Richard mỗi lần đi ra khỏi nhà đều đóng sầm cửa lại khiến Francesca giật mình, nhưng Robert đi ra khỏi cửa lần nào cũng khép cửa dịu dàng. Từ những tình tiết nhỏ nhất, đạo diễn đã tạo ra những ấn tượng tương phản giữa nhiếp ảnh gia Robert và anh chồng nông dân- Richard.
Sự cộng hưởng của khả năng khai thác xuất sắc diễn biến tâm lý nhân vật, khả năng khai thác triệt để từng tình tiết phim và cách kể chuyện tự nhiên, giản dị… đã khiến câu chuyện của Những cây cầu ở quận Madison có sức sống, có sự sinh động một cách cụ thể, rõ ràng.
Cách chọn bối cảnh phim cũng là một thành công khác của Clint Eastwood. Bối cảnh chật hẹp nhưng ấm cúng của ngôi nhà Francesca, bối cảnh những cây cầu có mái che màu đỏ… Tất cả đã làm nên một thị trấn Madison thật sự, đã khiến khán giả có cảm giác như căn bếp của bà nội trợ Francesca ngay gần đây, có thể chạy tới, có thể chạm tới, có thể lắng nghe được nhịp thở của nhân vật.
Chuyển thể một cách sinh động câu chuyện của Những cây cầu của quận Madison lên phim, Clint Eastwood được nhắc đến như một ví dụ tiêu biểu về khả năng đọc thấu tác phẩm văn học để tạo nên một tác phẩm điện ảnh xuất sắc.
****
Đơn cử như bộ phim Cánh đồng bất tận. Khi đến xem phim, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có khéo léo nói với đại ý rằng, khi xem phim chị sẽ quên đi tác phẩm văn học. Với nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn, khi viết về sự chuyển thể kịch bản của Cánh đồng bất tận, Nguyễn Thanh Sơn đã viết: “Những giá trị đáng trân trọng của tác phẩm (văn học) Cánh đồng bất tận, rất tiếc, đã bị đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đánh rơi trên con đường “phải đạo hóa” tác phẩm điện ảnh của mình. “Phải đạo hóa” bằng việc biến một bi kịch xã hội thành một bi kịch cá nhân- vợ Út Võ bỏ ba cha con đi theo một chú Chệt chỉ đơn giản vì những miếng vải đẹp; Út Võ hoàn toàn có thể sống một cuộc sống ổn định, làm một ông lái đò đưa học sinh tới trường nếu ông muốn vậy.
“Phải đạo hóa” bằng việc biến đám “cường hào mới” ở nông thôn, những kẻ phải chịu trách nhiệm về những đắng cay áp bức mà người nông dân phải gánh chịu thành đám lưu manh giang hồ vùng sông nước- ồ, bi kịch của người nông dân miền Tây chỉ xuất phát từ lỗi của chính họ, và hóa ra sự áp bức bất công mà họ phải gánh chịu cũng chỉ xuất phát từ những người cùng khổ như họ…
Source: Báo Dân Trí