Skip to content

30 Tháng chín, 2011

Chất lượng từ quy trình sản xuất nghiêm ngặt

Nhà máy sữa Cô Gái Hà Lan tại Hà Nam được xem là nhà máy thuộc hàng hiện đại nhất Đông Nam Á với tổng vốn đầu tư 45 triệu USD trên diện tích 58,650m2, với công suất 14 triệu thùng sữa nước, 1triệu thùng sữa bột/ năm.

Vừa qua, nhà máy sữa Cô Gái Hà Lan (thuộc công ty FrieslandCampina Việt Nam) tại Hà Nam đã vinh dự đón đoàn tham quan và tìm hiểu quy trình sản xuất cũng như hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng “từ đồng cỏ đến ly sữa” của hơn 100 cán bộ Cục, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cùng các nhà báo đến từ các báo, đài trung ương và địa phương.
 
Nhà máy sản xuất sữa kiểu mẫu
 
Nhà máy sữa Cô Gái Hà Lan tại Hà Nam được xem là nhà máy thuộc hàng hiện đại nhất Đông Nam Á với tổng vốn đầu tư 45 triệu USD trên diện tích 58,650m2, với công suất 14 triệu thùng sữa nước, 1triệu thùng sữa bột/ năm.
 
Làm việc với các đại diện công ty trong buổi tiếp xúc, tham quan, Tiến sỹ Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế cho biết: “Sau khi xem xét năng lực quản lý và chất lượng sản xuất của các nhà máy ở phía Bắc, chúng tôi đã chọn Nhà máy sản xuất sữa Cô Gái Hà Lan (của Công ty FrieslandCampina Việt Nam) để những học viên là lãnh đạo, nhân viên các Chi cục ATVSTP của 31 tỉnh, thành đến tham quan, học tập về vấn đề thực hiện các quy định ATVSTP. Chúng tôi chọn nhà máy Cô Gái Hà Lan này vì đây là nhà máy lớn, quy trình sản xuất hiện đại, được kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra để các học viên có thể tìm hiểu được hết quy trình sản xuất như từ việc quản lý nguyên liệu đầu vào đến các khâu sơ chế, đóng gói thành phẩm. Điều này sẽ giúp các học viên có thêm  kinh nghiệm, để sau khi trở về địa phương có thể hướng dẫn các doanh nghiệp khác thực hiện theo.”

Theo báo cáo của ông Lê Quang Hưng, Phụ trách Quy trình kiểm soát chất lượng Nhà máy sữa Cô Gái Hà Lan ở Hà Nam, toàn bộ nhà máy được thiết kế theo một chiều, gần như toàn bộ quy trình sản xuất đều được điều khiển hoàn toàn tự động, tuân thủ chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 22000:2005, ISO 14000:2004, OHSAS 18001:20.
 
Ngoài ra, nhà máy còn áp dụng các chương trình Phòng vệ thực phẩm của US FDA, quy trình hệ thống quản lý chất lượng và VSATTP từ đồng cỏ đến ly sữa (Foqus) theo quy định của tập đoàn FrieslandCampina (từ nhà cung cấp nguyên liệu, nông trại, qua nhà máy chế biến, hệ thống phân phối cho đến tận người tiêu dùng).
 
Dẫn đoàn đi “thực địa” tại nhà máy, qua các khu vực sản xuất, kho chứa nguyên liệu, khu vực đóng gói các sản phẩm sữa, ông Hưng cho biết nguồn nguyên liệu đều được cung cấp từ các thương hiệu uy tín, được đánh giá định kỳ. Nguồn sữa tươi cũng phải trải qua các bước kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt mới đưa vào sản xuất. Đặc biệt, trong nhà máy, trên mỗi công đoạn sản xuất đều được kiểm tra toàn diện để giúp loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Các mẫu sữa được kiểm tra toàn diện, dựa trên các chỉ tiêu cảm quan, hóa lý, vi sinh, đồng thời được lưu mẫu kiểm tra trong suốt tuổi thọ của sản phẩm (6 ngàn sản phẩm được lưu mẫu mỗi ngày). Chương trình chống nhiễm chéo bên ngoài nhà máy, trong khu vực sản xuất; vệ sinh cá nhân, khám bệnh định kỳ, giám sát các biểu hiện nhiễm bệnh, giám sát việc thực hiện vệ sinh thường xuyên; chương trình truy vết sản phẩm (Barcoding)…cũng đã được áp dụng ngay khi nhà máy đi vào hoạt động từ những ngày đầu tiên.
 
Minh bạch và chặt chẽ trong giải quyết khiếu nại
 
Ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, Trưởng phòng Quan hệ đối ngoại, Công ty FrieslandCampina Việt Nam chia sẻ, chính quy trình sản xuất nghiêm ngặt và hiện đại như trên đã tạo điều kiện cho việc trả lời cũng như giải quyết các thắc mắc của người tiêu dùng về các sản phẩm của công ty một cách minh bạch và nhanh chóng nhất. Công ty đã thiết lập đường dây nóng (miễn phí cuộc gọi đến) 18001545 (số điện thoại  được in rõ trên bao bì sản phẩm) để tiếp nhận những thắc mắc, khiếu nại hoặc tư vấn dinh dưỡng.
 
Theo ông Luân, vỏ hộp các sản phẩm sữa nói chung rất dễ bị hư hỏng (phồng, mốc…) nếu lúc vận chuyển và bảo quản không tốt (rơi, va đập, chèn ép, môi trường ẩm thấp, nóng nực…) nên công ty có những quy định chặt chẽ trong khâu phân phối. Công ty FrieslandCampina Việt Nam thực hiện định kỳ đánh giá chất lượng xe, kiểm soát tình trạng xe vận chuyển tại nhà máy; định kì giám sát việc vận chuyển, điều kiện bảo quản tại kho nhà phân phối. Qui trình bảo quản sản phẩm cũng được triển khai huấn luyện thường xuyên cho các đại lý (nhà phân phối) và tất cả phụ trách kinh doanh vùng, khu vực.

Được biết, việc tiếp nhận và xử lý các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng được công ty FrieslandCampina Việt Nam thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, minh bạch, bao gồm các bước như: Tiếp nhận và kiểm tra thông tin khiếu nại, Kiểm tra chất lượng của sản phẩm bị khiếu nại, Kiểm tra truy sóat lại số liệu sản xuất (barcode), Kiểm tra lại mẫu lưu, Phân tích nguyên nhân thông qua việc phân tích cả mẫu sản phẩm thu được và mẫu sản phẩm lưu, trong cả phòng thí nghiệm nội bô và phòng thí nghiệm độc lập rồi sau đó đánh giá kết quả và viết thư trả lời khách hàng: giải thích rõ nguyên nhân kèm theo những hướng dân xử lý thích hợp.
 
Hàn Nguyễn
 

Hiện Công ty có chính sách đổi hàng hư hỏng (do vận chuyển, bảo quản không đúng bởi nhà phân phối, điểm bán lẻ) cho người tiêu dùng. Trong trường hợp sản phẩm bị hư do khách hàng chưa biết cách bảo quản phù hợp thì công ty vẫn đổi hàng kèm theo hướng dẫn để khách hàng tránh được lỗi bảo quản lần sau.

 

Source: Báo Dân Trí

Share your thoughts, post a comment.

(required)
(required)

Note: HTML is allowed. Your email address will never be published.

Subscribe to comments