Kinh nghiệm trả lời câu hỏi khó của nhà tuyển dụng
Với những câu hỏi có phần “trái khoáy” này, thông thường ứng viên sẽ có cảm giác khó chịu, đôi khi họ trở nên thiếu kiềm chế. Trong lúc giận dữ hay hoảng sợ ấy, việc trả lời sai hay nhầm lẫn cũng là điều dễ hiểu.
Đối diện với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, dù bạn chuẩn bị kỹ đến đâu, đôi lúc cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ với một vài câu hỏi “trái khoáy” của người phỏng vấn. Tình trạng ứng viên bị cảm giác khó chịu xâm chiếm với những câu hỏi khó của nhà tuyển dụng không phải là hiếm và không loại trừ ứng viên bị loại khỏi “tầm ngắm” chỉ vì câu trả lời này.
Đối diện với nhà tuyển dụng, bạn nên cố gắng giữ một trái tim lạnh và cái đầu nóng để xử lý tốt mọi tình huống – (Ảnh minh họa) |
Sau đây là những chia sẻ thú vị, những kinh nghiệm rút ra từ các ứng viên, giúp bạn có lựa chọn thích hợp khi gặp phải câu hỏi “hóc búa” của nhà tuyển dụng:
– Bạn tôi và tôi bị hỏi khá nhiều về một câu hỏi tế nhị, rằng chúng tôi sẽ làm gì khi có thai? Câu trả lời của chúng tôi là “tôi không thể có con được, tôi bị vô sinh”. Câu hỏi này thường những nhà tuyển dụng nam đưa ra, phụ nữ họ không hỏi câu hỏi kiểu này. Tuy nhiên, khi trả lời như thế, nhà tuyển dụng có vẻ bất ngờ và tỏ ra thiếu thiện cảm, có thể họ cho rằng chúng tôi nói dối để được tuyển dụng.
Vì thế, chúng tôi rút ra kinh nghiệm rằng, cứ thẳng thắn rằng, “chúng tôi nhận việc và sẽ làm việc hết khả năng có thể. Còn đến lúc lập gia đình, mang thai, tôi coi đó là tin vui để thông báo với bạn bè, đồng nghiệp mà thôi”.
– Rebecca Railbley ở Massachusetts
– Tôi từng bị hỏi: “Sếp cũ của bạn không ngốc đấy chứ?”. Thực sự, tôi không biết mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này, vì thế, tôi chỉ trả lời rằng, đó là một người khá ấn tượng. Sau đó, tôi chuyển sang chủ đề khác và cố kéo nhà tuyển dụng theo hướng của mình.
Dù bằng cách nào, bạn cũng không nên nói bất kỳ điều gì không hay về sếp cũ, công ty cũ. Đó có thể là một phép thử của nhà tuyển dụng mà thôi.
– Marilyn Santiesteban ở Boston
– Một người phỏng vấn đã hỏi tôi về việc tham gia từ thiện, đóng góp cụ thể cho tổ chức từ thiện như thế nào. Tôi thực sự không thoải mái với câu hỏi này, nó mang tính cá nhân nhiều hơn. Vì thế, tôi chỉ nói về kinh nghiệm có được từ việc tham gia từ thiện, tình nguyện.
– Lisa Hanock-Jasie ở New York
– Một lần, người phỏng vấn hỏi tôi “Mối quan hệ giữa bạn và mẹ bạn như thế nào?”. Tôi trả lời, “Nếu bạn đang cố để hiểu xem liệu tôi có thể làm việc với một vị sếp nữ một cách hòa hợp, phát triển tốt hay không thì bạn có thể hỏi tôi điều đó. Nếu bạn là bạn của tôi, tôi không ngại nói đến vấn đề này. Tuy nhiên, đây là buổi phỏng vấn việc làm, tôi thấy câu hỏi này có phần không phù hợp cho lắm.
– Dez Stephens từ Nashville, Tenn
Với những câu hỏi có phần “trái khoáy” này, thông thường ứng viên sẽ có cảm giác khó chịu, đôi khi họ trở nên thiếu kiềm chế. Trong lúc giận dữ hay hoảng sợ ấy, việc trả lời sai hay nhầm lẫn cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng việc giữ được sự điềm tĩnh là điều tối quang trọng trong cuộc phỏng vấn. Những nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự tự tin của bạn qua cách bạn đương đầu với thách thức. Vì thế bạn cần giữ được trái tim nóng và một cái đầu lạnh để xử lí mọi tình huống.
Theo Steven Roy Goodman, một chuyên gia tư vấn giáo dục và là chiến lược gia nghề nghiệp ở Washington, D.C., với những câu hỏi phỏng vấn không phù hợp, tốt nhất là ứng viên nên trả lời với thái độ lịch sự: “Câu hỏi này khiến tôi cảm thấy không thoải mái lắm. Bạn có muốn nghe tôi nói về những khả năng, kỹ năng đặc biệt tôi có được để có thể làm việc với bộ phận X của công ty Y không?”.
Với những chủ đề nhạy cảm liên quan đến đời sống riêng tư, tình yêu, gia đình, tôn giáo, tuổi tác, những khuyết tật của bản thân… khiến bạn không thoải mái, bạn nên kết thúc sớm và chuyển chủ đề.
Hải Như
Theo CareerBuilder/Bưu Điện Việt Nam
Source: Zing