Skip to content

7 Tháng bảy, 2011

Thăm ‘bảo tàng’ rắn lớn nhất Việt Nam

Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) được ghi vào sách kỷ lục là bảo tàng rắn đầu tiên, và là nơi lưu giữ nhiều tiêu bản rắn nhất nước ta với gần 40 loài, trong đó có rất nhiều loại rắn độc.


Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Tiêu bản rắn hổ chúa dài 4,5 m

Trại rắn Đồng Tâm (cách Thành phố Mỹ Tho khoảng 9km), do Bộ tư lệnh quân khu 9 thành lập tháng 10/1977 và quản lý. Khởi đầu là nơi nuôi rắn phục vụ cho công việc nghiên cứu, nuôi trồng bảo tồn, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn, sau nhiều năm, trại rắn Đồng Tâm dần phát triển lên với số lượng hàng ngàn con, mở rộng quy mô về nhiều mặt.

Nếu bạn có dịp về Tiền Giang, hãy một lần ghé thăm trại rắn Đồng Tâm – trại rắn lớn nhất Việt Nam. Chuyến tham quan sẽ giúp bạn có dịp được quan sát, tìm hiểu về họ hàng nhà rắn. Rất nhiều loại rất từ quý hiếm đến thông thường như hổ chúa, hổ mang, hổ mèo, rắn lục, rắn nước,… được nuôi dưỡng ở đây.

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Cổng chào xanh ngát.
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Đến đây, du khách sẽ được giải thích tất tần tật về các loài rắn.
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Kỹ thuật viên cho rắn ăn mồi.

Để bạn làm quen dần với loài rắn, hướng dẫn viên sẽ quàng lên cổ bạn một con trăn đã được thuần hóa. Đừng sợ, vì trăn rất hiền và ngoan ngoãn. Chắc chắn bạn sẽ có một kỷ nệm đáng nhớ và có ngay bức ảnh chụp cùng về loài động vật to lớn này.

Các hướng dẫn viên của trung tâm sẽ giúp bạn tìm hiểu và nhận biết từ đặc điểm sinh lý, sinh thái, cách nhận biết rắn độc, cũng như cách phòng ngừa, tự cấp cứu nếu không may bị rắn cắn.

Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết những điều thú vị như: rắn hổ chúa – vua của các loài rắn có chiều dài lên tới 4,5m, với trọng lượng từ 18-20kg; rắn bò nhanh như mây gặp gió nên còn được gọi là rắn hổ mây; 1g nọc rắn hổ mang có thể giết chết 166 người có trọng lượng trung bình 60kg; rắn hổ mèo có thể phun nọc độc từ 1,4 – 1,6m… Bạn còn có thể xem các kỹ thuật viên và các bác sĩ chăm sóc rắn, lấy nọc, chữa trị rắn cắn. Từ đó hiểu hơn về sự nguy hiểm của nghề nghiệp cũng như sự tận tụy của những con người coi rắn như người bạn thân thiết.

Ngoài nghiên cứu và phục vụ tham quan, trại rắn Đồng Tâm còn là địa điểm đáng tin cậy cho bà con vùng sông nước đến để điều trị khi bị rắn cắn. Bác sĩ Vũ Ngọc Lương cho biết: “Hiện bệnh viện hoàn toàn có thể chữa trị được với điều kiện tim bệnh nhân vẫn còn đập”.

Bên cạnh đó, bạn có thể chọn những món quà cho người thân tại quầy lưu niệm, chuyên bán các loại thuốc, sản phẩm từ rắn, mật ong,… như cao rắn, rượu rắn, mỡ trăn do trung tâm điều chế.

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Du khách có thể trực tiếp quan sát công việc lấy nọc rắn độc để làm thuốc trị bệnh và điều chế huyết thanh trị rắn
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam

Cầy nước được xem là khắc tinh của các loài rắn độc.

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam

Nơi lưu giữ tiêu bản rắn.

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Ghép da cho một nạn nhân bị rắn độc cắn.

“Sở thú thu nhỏ” giữa thiên nhiên

Không chỉ là “ngôi nhà” của họ nhà rắn, đây còn là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động vật quý hiếm, sinh động như hổ, trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu, rùa vàng, tê tê, đà điểu, cù lần,… Thảm thực vật đa dạng trong khuôn viên rộng gần 30ha, rất gần gũi với đời sống của muôn loài, và cũng là địa điểm tham quan thú vị, khác xa với khói bụi, ngột ngạt ở đất Sài thành.

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Cá sấu nước ngọt.
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam

Đà điểu có thể chạy với vận tốc lên đến 80km/h.

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam

Chim trĩ.

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam

Những con trăn cuộn tròn để ấp trứng.

Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam
Lồng trăn.
Thăm 'bảo tàng' rắn lớn nhất Việt Nam

Huyền Châu

Theo Bưu Điện Việt Nam



Source: Zing

Share your thoughts, post a comment.

(required)
(required)

Note: HTML is allowed. Your email address will never be published.

Subscribe to comments