Skip to content

22 Tháng Mười, 2011

Quyền lợi khi bị chấm dứt hợp đồng do gặp tai nạn lao động?

(Dân trí) – Tháng 9/2010 tôi bị tai nạn xe máy, sau đó đại diện của Công ty thông báo miệng cho tôi tạm nghỉ việc. Từ đó đến nay phía Công ty chưa có trao đổi gì về công việc của tôi. Trong trường hợp này tôi được hưởng quyền lợi như thế nào?

Hợp đồng lao động của tôi là hợp đồng không xác định thời hạn, trong quá trình điều trị Công ty cũng không có bất kỳ hỗ trợ gì cho tôi cả. Xin Dân trí cho tôi biết tôi được hưởng quyền lợi như thế nào và tôi phải làm gì để được hưởng quyền lợi hợp pháp của mình? (Bạn đọc có Email: triudv79@gmail.com).

Ảnh minh họa (Internet)

Trả lời:

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định:Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy trường hợp của anh là tai nạn lao động trên đường đi làm, anh cần đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo Điều 107 Bộ luật lao động năm 1994 đã được sửa đổi bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007 quy định:

“1- Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

2- Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội”.

Như vậy nếu anh cấp cứu tại bệnh viện thì người sử dụng lao động chịu mọi chi phí y tế từ sơ cứu cấp cứ đến khi anh điều trị xong. Sau khi đi giám định mức suy giảm khả năng lao động của anh là trên 5% thì anh được trợ cấp theo quy định tại điều 42, 43, 45, 46, 48 Luật Bảo hiểm xã hội tùy vào mức suy giảm khả năng lao động.

Theo khoản 1 điều 39 Bộ luật lao động năm 1994 đã được sửa đổi bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007 quy định:Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này”.

Như vậy sau 02 ngày bị tai nạn mà Công ty có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng của anh là trái quy định của pháp luật. Công ty chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng với anh nếu Công ty có thông báo bằng văn bản với anh trước 45 ngày làm việc về việc chấm dứt hợp đồng và “Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục” (điểm c khoản 1 điều 38 Bộ luật lao động).

Luật sư Vũ Hải Lý

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội

Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5

Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Hot-line: 093 366 8166

Ban Bạn đọc

Source: Báo Dân Trí

Share your thoughts, post a comment.

(required)
(required)

Note: HTML is allowed. Your email address will never be published.

Subscribe to comments